Xử lý hình ảnh trong máy Photocopy

Bước 1: Nạp điện tích.

Để nạp một lớp điện tích đều trên mặt Drum trong khi drum xoay tròn, người ta chỉ cần một dây dẫn điện được đặt song song với trục Drum, cách mặt drum một khoảng cách đều, được cấp điện bởi một bộ nguồn cao thế một chiều (điện thế trung bình từ 5kv đến 6kv) có cực tính âm hay dương tùy theo loại máy. Khi hoạt động do các phân tử khí chung quanh dây bị ion hóa xuất hiện quầng sáng màu hơi tím bao quanh dây dẫn (hiện tượng corona) nên ta thường gọi là bộ corona nạp điện tích. Đồng thời khi hoạt động khí Ozone xuất hiện ở giai đoạn này cần được lọc bớt (Ozone filter) để tránh ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng máy.

Hiện nay một số loại máy được thiết kế để giảm thiểu lượng khí Ozone phát ra bằng cách sử dụng trục cao thế nạp tiếp xúc trực tiếp bề mặt drum, nhờ vậy cao thế cấp vào khoảng 2kv. Tuy nhiên lại tăng thêm một số cơ phận dùng làm sạch bề mặt trục cao thế tạo thêm tính phức tạp của hệ thống trong vấn đề bảo dưỡng máy.

Bộ cao thế nạp điện tích.

Cấu tạo bởi một dây cao thế, được gắn trong bộ khung kim loại có 2 đầu bằng nhựa cách điện. Để điều chỉnh khoảng cách giữa dây đến bề mặt drum, một số bộ cao thế nạp có thêm một hoặc hai ốc chỉnh ở đầu nhựa cách điện.

Lưới cao thế (Scorotron grid).

Để ổn định lớp điện tích nạp trên bề mặt Drum, người ta thường lắp thêm một tấm lưới xen giữa dây cao thế và Drum, lưới được nối đất thông qua một linh kiện điện tử được gọi là Varistor. Nhờ tác dụng của Varistor, điện thế lưới luôn được ổn định ở một trị số, tạo trên mặt drum một lớp điện tích đồng đều, giúp tăng chất lượng hình ảnh trên bản chụp.

Hiện nay, người ta thay Varistor bằng mạch điện tử tự động ổn định điện thế được lắp chung trong bộ nguồn cao thế nạp.

Cấu tạo của lưới thường là một tấm lưới kim loại hoặc một mạng kết bởi dây kim loại trải suốt chiều dài bộ cao thế.

Bộ nguồn cao thế nạp (HVPS: High Voltage Power Supply).

Là một mạch điện tử được cấp nguồn một chiều khoảng 24 volt, tạo cao thế một chiều khoảng 5kv đến 6kv để cung cấp cho bộ cao thế. Một số có thêm lối ra cho lưới cao thế. Tại các lối ra cao thế trong bộ nguồn cao thế nạp thường có các ký hiệu như sau:

C: charge.

M: main charge.

P: primary charge.

G: grid (nối vào lưới Scorotron).

Thường bộ nguồn cao thế nạp và bộ nguồn cao thế phân cực trục Từ thường được ghép chung trong một khối, thí dụ như trường hợp máy Ricoh FT – 4215:

C: -5.6kv        -400 microA

G: -918v        -400 microA

B: -600v         -10 micro A               (B:bias)

Chu kỳ sao chụp

Máy Ricoh FT – 5630E:

C: +6.2kv       250 microA

B: +815v        10 microA

Khay giấy:

Trong máy Photocopy có một hoặc nhiều khay chứa giấy, mỗi khay tùy theo thiết kế có thể chứa từ 250 tới 500 tờ, vị trí khay giấy thường có 2 dạng: đặt ngang hông máy hoặc dưới bụng máy. Bên trong khay thường có các thanh chắn giấy có thể chuyển đổi vị trí cho phù hợp với kích thước khác nhau của các loại giấy.

Khay giấy dung lượng lớn.

Để tăng khả năng trữ giấy của máy photocopy, khách hàng có thể mua thêm các khay giấy có dung lượng lớn, loại khay này có khả năng trữ giấy rất lớn lên tới hàng nghìn tờ, thường được lắp thêm phía bên hông máy, do trọng lượng lớn nên chúng thường có các bánh xe ở mặt đáy.

Khay tay

Thường được lắp bên hông máy, khả năng trữ giấy(từ 1 đến 50 tờ). Người ta thường gọi chung là: By-pass feed table, Manual feed table; nhưng đôi khi để xác định rõ hơn(khả năng chứa nhiều giấy) người ta gọi là: MSI(Multi Sheert Insert tray).

Trên mặt khay có các thanh trượt giúp cố định vị trí giấy. Trong một số trường hợp, khi ta di chuyển các thanh trượt này thì thông tin về kích thước(một cách tương đối) của giấy được báo về cho bộ đĩa xử lý của máy.

Mã giấy

Để cho máy “biết được” kích thước của các loại giấy trong các khay giấy phải có mã giấy được gắn trong các khay giấy tương ứng. Khi khay giấy được gài vào máy, một cảm biến(lắp sẵn trong máy với vị trí tương ứng) “đọc” thông tin từ mã giấy đồng thời chuyển thông tin này về bộ xử lý chính.

Ví dụ: cấu trúc mã giấy của một loại máy thuộc hãng Ricoh

MÃ GIẤY PHOTOCOPY

Các loại mã giấy 

Tùy theo máy, người ta thiết kế nhiều dạng mã giấy, tất nhiên ứng với mỗi loại sẽ có các cảm biến tương ứng.

Các loại cảm biến mã giấy

Ta có thể phân loại các cảm biến mã giấy như sau:

Cảm biến quang: Người ta ghép nhiều bộ(gồm đèn phát sáng và tế bào cảm quang) trong một khối, thường là 5 bộ trong một khối.

Công tắc vi cấp: tương tự như cảm biến quang, nhiều công tắc được ghép với nhau thành một mảng.

Công tắc từ tính: thường được ghép thành bộ lắp trong máy với vị trí tương ứng các miếng nam châm được lắp trong khay giấy( máy Minolta thường sử dụng loại này).

Một số các loại máy gần đây lại không sử dụng các mã giấy cũng như cảm biến mã giấy, nhưng lại sử dụng phương pháp khai báo mã giấy thông qua chương trình khai báo cho máy bởi các phím chức năng trên mặt máy( ví dụ trường hợp máy Ricoh FT-4422, Xerox V-340,..)

Leave Comments

0963780949
0963780949